Saturday, June 16, 2018

6 cách chế biến đông trùng hạ thảo không thể bỏ qua

Đông trùng hạ thảo được biết đến như một 'thần dược' của thiên nhiên là sản phẩm thảo dược quý hiếm, có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, Đông trùng hạ thảo chỉ phát huy tác dụng khi chúng được sử dụng và chế biến đúng cách. Vậy, chế biến như thế nào mới đúng cách. Dưới đây là 6 cách chế biến Đông trùng hạ thảo mà mọi người không thể bỏ qua.

1. Đông trùng hạ thảo hãm trà

Trà Đông trùng hạ thảo là cách chế biến đông trùng hạ thảo, kết quả của sự ảnh hưởng nghệ thuật trà đạo tại Trung Hoa, đây được coi là cách sử dụng đơn giản nhất, tuy nhiên, không vì thế mà hiệu quả của nó bị hạn chế so với các phương thức sử dụng khác.
Trà đông trùng hạ thảo
Nguyên liệu: 3 - 5g Đông trùng hạ thảo, ấm đất.


Cách chế biến: rửa con Đông trùng hạ thảo với nước cho sạch bụi bẩn, sau đó cho Đông tùng ahj thảo và nước vào ấm, đun đến khi nước chuyển sang màu vàng, uống nóng, có thể ăn cả phần cái để tăng cường tác dụng.



Lưu ý: Trong quá trình sử dụng có thể chế thêm nước nhiều lần, tuy nhiên khi nước chuyển sang màu vàng quá nhạt thì không nên chế thêm nước nữa.



Công dụng: Phục hồi thể chất, thể năng, hạn chế sự mệt mỏi, uể oải, kéo dài tuổi thọ, khắc phục các biến chứng của quá trình lão hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh lí mãn tính như: ung thư, tiểu đường, suy thận, ung thư...

2. Đông trùng hạ thảo hãm trà cùng linh chi và nhân sâm

Trà Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi là một phiên bản bản cao cấp của trà Đông trùng hạ thảo, nó đã được các vị vua chúa Trung Hoa sử dụng từ cách đây hàng trăm năm. Với sự kết hợp của các vị dược liệu hàng đầu của nền y học phương Đông, tác dụng của trà Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi được coi là sự kết hợp hoàn hảo của khả năng bồi bổ cơ thể và tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tật.
Trà đông trùng hạ thảo - nhân sâm và linh chi
Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi mỗi loại 3g.


Cách chế biến: Rửa sạch con Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đất cùng với nước, đặt lên bếp đun cho tới khi màu nước chuyển sang màu vàng nâu, dùng nóng. Lưu ý: có thể chế thêm nước nhiều lần, đến khi nước nhạt màu hẳn thì có thể ăn phần cái.



Công dụng:


- Điều hòa, điều trị và phòng tránh các bệnh về gan như: sơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan siêu vi...

- Cải thiện chứng mất ngủ, ổn định thần kinh, khắc phục biến chứng suy nhược thần kinh do tai biến mạch máu não...

- Dưỡng da, tóc, kéo dài tuổi thọ, giảm cân...

3. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu

Bên cạnh việc ngâm riêng Đông trùng hạ thảo với rượu, chúng ta cũng có thể ngâm nó chung với các vị dược liệu quý khác như: nhân sâm, kỷ tử, lộc nhung, linh chi...
Nguyên liệu ngâm rượu đông trùng hạ thảo
- Rượu Đông trùng hạ thảo: Rửa sạch khoảng 30g Đông trùng hạ thảo nguyên con với nước ấm, để ráo nước. Cho Đông trùng hạ thảo và khoảng 1 lít rượu trắng 40 độ vào bình thủy tinh,, ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được, mỗi lần dùng khoảng 1 chén nhỏ, tốt nhất nên dùng trước khi ngủ.


- Rượu Đông trùng hạ thảo lộc nhung: Rửa sạch khoảng 30g Đông trùng hạ thảo nguyên con và 20g nhung hươu với nước ấm cho sạch bụi bẩn và cát, để ráo. Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh ngâm với khoảng 1 lít rượu 40 độ, sau 1 tháng có thể dùng được, mỗi lần uống khoảng 20ml đến 30ml.



- Rượu Đông trùng hạ thảo kỷ tử: Rửa sạch 30g Đông trùng hạ thảo và 30g kỷ tử, để ráo. Ngâm tất cả nguyên liệu cùng 500ml rượu trắng trong bình thủy tinh, khoảng 1 tháng sau dùng được, mỗi lần uống khoảng 15ml.



Công dụng: Rượu Đông trùng hạ thảo tác dụng toàn diện tới cơ thể người, đặc biệt là đối với nam giới. Cụ thể, rượu Đông trùng hạ thảo:


- Giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lí, cải thiện đời sống tình dục ở phái nam, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp bị suy giảm tình dục, yếu sinh lí, hiếm muộn, liệt dương, xuất tinh sớm...

- Bồi bổ cơ thể, đặc biệt thích hợp với những người có cơ thể suy nhược, sưc sđề kháng kém, người già cũng có thể sử dụng.

4. Chế biến đông trùng hạ thảo cùng với các loại thịt

Đông trùng hạ thảo hầm với các loại thịt là cách chế biến đông trùng hạ thảo phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào mục đích điều trị, sở thích cũng như điều kiện kinh tế, người tiêu dùng có thể hầm Đông trùng hạ thảo với các loại thịt khác nhau từ thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, thịt dê, thịt rùa hay cá...
Đây là cách chế biến đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất, đem lại hiệu quả tích cực trong bồi bổ, phục hồi cơ thể.
Món ăn từ đông trùng hạ thảo
Tuy nhiên, không vì thế mà tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh của cách chế biến này bị suy giảm, các chuyên gia đã chỉ ra: Đông trùng hạ thảo hầm thịt có hiệu quả hầu hết có phạm vi điều tị rộng, bao gồm các nhóm bệnh tim mạch, tiêu hóa, gan,, thận, phổi, bệnh xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa, nâng cao khả năng sinh lí, dưỡng da, giữ dáng...

5. Đông trùng hạ thảo nấu cháo

Cháo Đông trùng hạ thảo nấu kỳ dược

- Nguyên liệu:: 3g Đông trùng hạ thảo, 20g hoàng kỳ, 20g sơn dược, 1000g gạo nếp.

- Cách làm: ngâm gạo nếp vào nước khoảng 3 tiếng trước khi nấu. Rửa sạch hoàng kỳ sau đó sắc lấy nước, bỏ cái. Ninh cháo cùng với nước thuốc thành phẩm, khi gần nhừ cho Đông trùng hạ thảo và sơn dược vào ninh cùng.
Cháo đông trùng hạ thảo
- Công dụng: Cháo Đông trùng hạ hảo nấu kỳ dược đặc biệt hữu ích trong việc tiêu đờm, bồi bổ dưỡng khí, cải thiện thể chất, thể năng, đặc biệt thích hợp với người suy nhược cơ thể, đồng thời hỗ trợ tích cực quá trình loại bỏ cholesterol. Món ăn này có thể ăn vào buổi sáng, trưa hay tối đều được.


Cháo Đông trùng hạ thảo nấu ba ba


- Nguyên liệu: 1 con ba ba đã làm sạch, 10g Đông trùng hạ thảo, khoảng 10 quả đại táo 1 củ gừng, hành lá

- Cách làm: Cắt đầu ba ba, cho vào nồi luộc, khi chín cắt thành 4 miếng.

- Công dụng: Món ăn rất giàu dưỡng chất, đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi và thận. Bên cạnh đó, Ch

6. Đông trùng hạ thảo chưng tổ yến

Đông trùng hạ thảo hầm tổ yến là một món ăn bổ dưỡng, dễ ăn, có tác dụng bồi bổ, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực.Đông trùng hạ thảo và tổ yến là hai loại dược liệu thường được phối hợp chế biến cùng để vừa mang lại hương vị lại có giá trị dinh dưỡng cao.
Đông trùng hạ thảo chưng tổ yến
Nguyên liệu: 15g sợi tổ yến, 10g con Đông trùng ahj thảo, 70ml nước, 10g đường phèn.


Cách làm: Làm sạch sau đó ngâm sợi tổ yến trong 30 phút cho tổ yến nở ra. Cho sợi tổ yến, con Đông trùng hạ thảo, nước vào trong thố đất chưng trong khoảng 20 phút, sau đó cho đường phèn vào, chưng tiếp trong 10 phút, bắc ra, dùng nóng.



Công dụng: Đông trùng hạ thảo là món ăn quý theo cả về giá cả hay hiệu quả sử dụng. Món ăn này đực biệt hữu hiệu trong điều trị, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh u8ng thư. Bên cạnh đó, nó được coi là vị thuốc bổ hàng đầu trong phục hồi sức khỏe và vị thuốc ưu việt trong hỗ trợ và điều trị các bệnh lí suy gan, suy thận, suy tim, cao huyết áp, thiếu máu, hỗ trợ tái tạo tế bào chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, giúp kháng và tiêu viêm, tăng cường chức năng sinh lí, chức năng tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu từ đó ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ..

No comments:

Post a Comment