Saturday, June 16, 2018

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là loại nấm ký sinh trên côn trùng, vừa là thực vật vừa là động vật. Theo Đông y, đó là loại thuốc quý giúp “cải lão hoàn đồng”, hồi phục trí lực, được các vị vua chúa xưa hay dùng. Chính vì vậy, đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên gần như bị khai thác cạn kiệt. Dưới đây, là những chia sẻ kinh nghiệm nhân giống, nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Hãy cùng tìm hiểu nhé !

Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi khác là hạ thảo đông trùng, trùng thảo, được sử dụng trong Đông y như một vị thuốc bổ. Dưới đây là cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo mà người dân có thể tham khảo.

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần điều kiện gì ?

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đạt năng suất như mong muốn thì cần phải chuẩn bị môi trường nuôi trồng kỹ lưỡng.

Đông trùng hạ thảo
Chuẩn bị phòng cấy giống:

Điều kiện diện tích: bằng 10 tổng diện tích chung, rộng 10 – 15m trở lên.
Nền trồng phải được lát gạch nhẵn, sạch.
Khuôn viên nuôi trồng phải kín gió.
Bố trí đèn UV (40W/10m2).



Chuẩn bị phòng ủ tơ:


Điều kiện diện tích: bằng 20 tổng diện tích chung.
Nền trồng phải được lát gạch nhẵn, sạch.
Có lắp đặt thiết bị điều chỉnh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.



Những nguyên liệu cần dùng trong nuôi trồng đông trùng hạ thảo:


Gạo hoặc có thể thay bằng nhông tằm.
Khoai tây.
Dinh dưỡng bổ sung.
Thiết bị: tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống khử trùng, hệ thống chiếu sáng, máy lắc, hệ thống lên men dịch thể, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…

Thực hiện nuôi trồng đông trùng hạ thảo như thế nào?

Các bước nuôi trồng đông trùng hạ thảo gồm: Phối trộn chất nuôi trồng, cấy giống và bảo quản. Đây cũng là một trong những phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu mà nhiều nơi áp dụng.
Phối trộn cơ chất để trồng trùng thảo

Hấp môi trường (gồm gạo lứt, nước, bột nhọng) ở nhiệt độ 121 độ C khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó để nguội rồi mới chuyển vào tủ dùng để cấy vi sinh.
Phòng nuôi trồng đông trùng hạ thảo
Các bước cấy giống để nuôi trồng trùng thảo

Bước 1: Dụng cụ nhân giống đem khử trùng.
Bước 2: Để dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng.
Bước 3: Khởi động đèn, quạt. Đèn UV bật lên khoảng 15 phút rồi mới bật đèn huỳnh quang, quạt.
Bước 4: Dùng cồn 70 độ C khử trùng tay.
Bước 5: Đốt nóng đỏ que cấy vòng bằng đèn cồn. Đốt từ từ, theo hướng từ đầu que tới tay cầm.
Bước 6: Cấy meo vào môi trường đã chuẩn bị. Ghi lại ngày tháng, số lượng gạo đã dùng để theo dõi.
Chăm sóc và thu hoạch đông trùng hạ thảo

Cách chăm sóc đông trùng hạ thảo sau khi cấy giống để đạt được kết quả tốt nhất

Đông trùng hạ thảo
Để nhiệt độ của phòng ủ 25 độ C, độ ẩm là 85%, giữ tối. Khi sợi nấm lan đầy bề mặt thì chuyển sang phòng xử lý.

Giữ nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm 85%, độ sáng 2000 lux đến khi mọc chồi nấm. Lúc này chuyển về phòng nuôi.

Phòng nuôi cần để nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm 85%, ánh sáng để 12 – 14 giờ/ ngày. Duy trì điều kiện này khoảng 55 – 60 ngày.

Khi đông trùng hạ thảo hình thành quả thể, rồi quả thể chuyển thành bào tử thì có thể thu hoạch được.

No comments:

Post a Comment